Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh nhược cơ sau phẫu thuật cắt tuyến ức
DOI:
https://doi.org/10.62511/vjn.43.2024.036Từ khóa:
bệnh nhược cơ giải phẫu bệnh cắt tuyến ứcTải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan của người bệnh nhược cơ sau phẫu thuật cắt tuyến ức.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 66 bệnh nhân nhược cơ đã cắt tuyến ức tại Trung tâm Thần kinh và Khoa Phẫu thuật lồng ngực - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2019 đến tháng 01/2023.
Kết quả: Tỷ lệ đối tượng có cải thiện sau phẫu thuật cắt tuyến ức là 77,3%. Tỷ lệ người bệnh ổn định dài hạn 33,3%; ổn định dược lí 18,4 % và biểu hiện tối thiểu 25,8%; 10,6% không có cải thiện; 7,6% người bệnh có mức độ nặng lên và có 4,6% người bệnh tử vong. Thời gian cải thiện bệnh trung bình là 20,25 tháng , giá trị trung vị là 18 tháng. Khả năng cải thiện sau phẫu thuật ở nhóm thời gian từ khi khởi phát đến khi PT dưới 1 năm cao hơn gấp 5,04 lần so với nhóm có thời gian từ khi khởi phát đến khi PT trên 1 năm, với p<0,05. Khả năng cải thiện ở nhóm không có triệu chứng hầu họng, hô hấp cao hơn so với nhóm có triệu chứng, trong đó: Không có triệu chứng nuốt khó ( p<0,05,OR=9,80, 95%CI: 1,20 – 80,35); không có triệu chứng khó thở OR=5,00 (95%CI: 1,31 – 19,07); mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05; ở nhóm lâm sàng khởi phát giai đoạn I, IIA (giai đoạn nhẹ) cao hơn so với nhóm khởi phát giai đoạn III (p<0,05, OR=14,67 , 95%CI: 1,16 – 185,23; OR=12,67, 95%CI: 1,56 – 102,30); ở nhóm có giai đoạn lâm sàng nhẹ cao hơn so với nhóm có giai đoạn lâm sàng vừa và nặng (p<0,05, OR=164,50, 95%CI: 152,3 – 708,50).
Kết luận: Phần lớn bệnh nhân cải thiện sau phẫu thuật, thời gian cải thiện trung bình là 20,22 tháng. Các yếu tố liên quan đến cải thiện sau phẫu thuật bao gồm: thời gian từ khi khởi phát đến khi phẫu thuật dưới 1 năm, bệnh nhân không có triệu chứng hầu họng, hô hấp, lâm sàng khởi phát giai đoạn I, IIA ( giai đoạn nhẹ).
Tài liệu tham khảo
Kaufman, A.J., et al. Thymectomy for myasthenia gravis: complete stable remission and associated prognostic factors in over 1000 cases. in Seminars in Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2016. Elsevier. DOI: https://doi.org/10.1053/j.semtcvs.2016.04.002
Frist, W.H., et al., Thymectomy for the myasthenia gravis patient: factors influencing outcome. The Annals of thoracic surgery, 1994. 57(2): p. 334-338. DOI: https://doi.org/10.1016/0003-4975(94)90993-8
Ahmed, A.-B., et al., The role of thymectomy in myasthenia gravis: A programmatic approach to thymectomy and perioperative management of myasthenia gravis. 2021. 44(6): p. 819-828. DOI: https://doi.org/10.1016/j.asjsur.2020.12.013
Khawaja, I.J.C., Effect of Thymectomy on Outcomes of Myasthenia Gravis Patients: A Case-Control Study at a Tertiary Care Hospital. 2023. 15(4). DOI: https://doi.org/10.7759/cureus.37584
Nieto, I.P., et al., Prognostic factors for myasthenia gravis treated by thymectomy: review of 61 cases. 1999. 67(6): p. 1568-1571. DOI: https://doi.org/10.1016/S0003-4975(99)00310-0
Rabiou, S., et al., Outcomes after Thymectomy in Patients with Thymomatous Myasthenia Gravis. Journal of Neurosciences in Rural Practice, 2022. 13(02): p. 321-325. DOI: https://doi.org/10.1055/s-0042-1743444
Shrager, J.B., et al., Outcomes after 151 extended transcervical thymectomies for myasthenia gravis. The Annals of thoracic surgery, 2006. 82(5): p. 1863-1869. DOI: https://doi.org/10.1016/j.athoracsur.2006.05.110
Chung, J., et al., Long-term results of thoracoscopic thymectomy for thymoma without myasthenia gravis. Journal of International Medical Research, 2012. 40(5): p. 1973-1981. DOI: https://doi.org/10.1177/030006051204000539
Agasthian, T., Can invasive thymomas be resected by video-assisted thoracoscopic surgery? Asian Cardiovascular Thoracic Annals, 2011. 19(3-4): p. 225-227. DOI: https://doi.org/10.1177/0218492311407977