Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhược cơ có triệu chứng ở mắt

DOI:
https://doi.org/10.62511/vjn.45.2025.055Từ khóa:
Nhược cơ thể mắt test nước đá test prostigmin kích thích thần kinh liên tiếp kháng thể kháng thụ thể acetylcholinTải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhược cơ có triệu chứng ở mắt tại Trung tâm thần kinh Bệnh viện Bạch Mai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 45 bệnh nhân nhược cơ có triệu chứng ở mắt được điều trị tại Trung tâm Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai.
Kết quả: Nữ chiếm 62,22%, nam giới 37,78%, tuổi trung bình 47,11 ± 14,11; 33,33% bệnh nhân có u tuyến ức; 77,78% bệnh nhân sụp mi mức độ vừa; 64,44% bệnh nhân có tuổi khởi phát < 50 tuổi; 40% bệnh nhân có triệu chứng yếu cơ tứ chi. Test nước đá dương tính với nhược cơ thể mắt là 88%, với thể toàn thân là 80%. Test prostigmin dương tính với nhược cơ thể mắt là 92%, với thể toàn thân là 95%. Test kích thích thần kinh liên tiếp (KTTKLT) dương tính với nhược cơ thể mắt là 44%, với thể toàn thân là 80%. Xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể Acetylcholine (AChR-Ab) dương tính với nhược cơ thể mắt là 56%, với thể toàn thân là 80%.
Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới, sụp mi mức độ vừa và yếu cơ tứ chi hay gặp nhất. Test nước đá có độ nhạy 88%, test prostigmin có độ nhạy 92%, test KTTKLT có độ nhạy 44%, xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể Acetylcholine có độ nhạy 56% ở nhược cơ thể mắt.
Tài liệu tham khảo
Ocular Myasthenia - PubMed. <https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29655447/>, accessed: 09/10/2024.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29655447/>, accessed: 09/10/2024.">
Smith S.V. và Lee A.G. (2017). Update on Ocular Myasthenia Gravis. Neurol Clin, 35(1), 115–123.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.ncl.2016.08.008
Ne G. và Jj V. (2015). Myasthenia gravis: subgroup classification and therapeutic strategies. Lancet Neurol, 14(10).
DOI: https://doi.org/10.1016/S1474-4422(15)00145-3
Wang W., Chen Y.-P., và Wei D.-N. (2011). [The clinical characteristics of early-onset versus late-onset types of myasthenia gravis]. Zhonghua Nei Ke Za Zhi, 50(6), 496–498.
Triệu Thị Tạo và Nguyễn Văn Tuận (2022). Mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhược cơ thể mắt. Tạp chí Y học Việt Nam, 516, 160–164.
DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v516i2.3065
Wang L., Wang S., Yang H. và cộng sự. (2021). No correlation between acetylcholine receptor antibody concentration and individual clinical symptoms of myasthenia gravis: A systematic retrospective study involving 67 patients. Brain Behav, 11(7), e02203.
DOI: https://doi.org/10.1002/brb3.2203
Lo Y.L., Najjar R.P., Teo K.Y. và cộng sự. (2017). A reappraisal of diagnostic tests for myasthenia gravis in a large Asian cohort. J Neurol Sci, 376, 153–158.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.jns.2017.03.016
Yoganathan K., Stevenson A., Tahir A. và cộng sự. (2022). Bedside and laboratory diagnostic testing in myasthenia. J Neurol, 269(6), 3372–3384.
DOI: https://doi.org/10.1007/s00415-022-10986-3
Giannoccaro M.P., Paolucci M., Zenesini C. và cộng sự. (2020). Comparison of ice pack test and single-fiber EMG diagnostic accuracy in patients referred for myasthenic ptosis. Neurology, 95(13), e1800–e1806.
DOI: https://doi.org/10.1212/WNL.0000000000010619