Đánh giá tỷ lệ và mức độ nhận thức của sinh viên y khoa về trầm cảm chủ yếu tại Trường Đại học Nam Cần Thơ
DOI:
https://doi.org/10.62511/vjn.43.2024.034Từ khóa:
Trầm cảm chủ yếu PHQ-9 sức khỏe tinh thầnTải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trầm cảm chủ yếu (TCCY) là một bệnh lý tâm thần phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời xấp xỉ 12% và có tác động đáng kể đến sức khỏe cộng đồng. Trầm cảm trong sinh viên có các ngành học có áp lực học tập nặng nề như sinh viên y khoa hiện chưa được đánh giá đầy đủ.
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ và mức độ nhận thức của sinh viên y khoa về TCCY.
Đối tượng và phương pháp: Tất cả những SV y khoa năm 1 và năm 5 tại Đại học Nam Cần Thơ tình nguyện tham gia nghiên cứu và hoàn thành bộ câu hỏi PHQ-9 trên Google Form. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang.
Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2024, chúng tôi đã tuyển chọn được 593 sinh viên (SV) đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của các sinh viên là 22,08 ± 2,3 tuổi, trong đó 44,5% là nam giới. Ghi nhận, 244 sinh viên (44,1%) tự đánh giá mình có triệu chứng trầm cảm dựa trên thang điểm PHQ-9, trong đó tỷ lệ trầm cảm chủ yếu sv năm nhất và năm 5 lần lượt là 48,7% và 29,8% (p<0,05). Đáng chú ý, 497 sinh viên (83,8%) cho rằng trầm cảm chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Hơn nữa, 525 sinh viên (88,5%) bày tỏ nhu cầu cần có các trung tâm hỗ trợ sức khỏe tinh thần.
Kết luận: Tỷ lệ sinh viên tự đánh giá có triệu chứng trầm cảm, chủ yếu dựa trên thang điểm PHQ-9, là khá cao (44,1%). Sinh viên cũng nhận thức rõ rằng trầm cảm chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của họ. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết và sự quan tâm từ các nguồn lực xã hội đối với vấn đề này vẫn còn hạn chế.
Tài liệu tham khảo
"Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990-2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019" (2020), Lancet, 2020, 396(10258), p. 1204-1222.
R. C. Kessler et al (2011), "Development of lifetime comorbidity in the World Health Organization world mental health surveys", Arch Gen Psychiatry, 2011, 68(1), p. 90-100. DOI: https://doi.org/10.1001/archgenpsychiatry.2010.180
K. W. Lun et al (2018), "Depression and anxiety among university students in Hong Kong", Hong Kong Med J, 2018, 24(5), p. 466-472.
Dat Tien Nguyen et al (2022), "The prevalence of self-reported anxiety, depression, and associated factors among Hanoi Medical University’s students during the first wave of COVID-19 pandemic", PLOS ONE, 2022, 17(8), p. e0269740. DOI: https://doi.org/10.1371/journal.pone.0269740
Tung Pham et al (2019), "The prevalence of depression and associated risk factors among medical students: An untold story in Vietnam", PLOS ONE, 2019, 14(8), p. e0221432. DOI: https://doi.org/10.1371/journal.pone.0221432
L. S. Rotenstein et al (2016), "Prevalence of Depression, Depressive Symptoms, and Suicidal Ideation Among Medical Students: A Systematic Review and Meta-Analysis", Jama, 2016, 316(21), p. 2214-2236. DOI: https://doi.org/10.1001/jama.2016.17324
G. Thompson et al (2016), "Resilience Among Medical Students: The Role of Coping Style and Social Support", Teach Learn Med, 2016, 28(2), p. 174-82. DOI: https://doi.org/10.1080/10401334.2016.1146611