Bài nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân động kinh sau chấn thương sọ não

biatapchi
Tiểu sử của Tác giả
  • Đình Toàn Nguyễn, https://huemed-univ.edu.vn/nhan-su/bo-mon-noi/nguyen-dinh-toan-621 ( Trường ĐHYD, Đại học Huế ) - Tác giả
  • Dương Thị Vân Hà ( Đại học Y Dược Huế ) - Tác giả

DOI:

https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.003

Từ khóa:

Động kinh chấn thương sọ não điều trị

Tải xuống

Đã Xuất bản

11-04-2024

Số

Chuyên mục

Các bài nghiên cứu

Thể loại

URN

Cách trích dẫn

Nguyễn, Đình Toàn, and Thị Vân Hà Dương , trans. 2024. “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Và đánh Giá kết Quả điều trị ở bệnh nhân động Kinh Sau chấn thương sọ não”. Tạp Chí thần Kinh học Việt Nam 1 (40): 15-20. https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.003.

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Động kinh sau chấn thương sọ não (ĐKSCTSN) để lại gánh nặng bệnh tật lớn, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân (BN). Việc hiểu rõ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị góp phần cải thiện chất lượng quản lý ĐKSCTSN. Mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ĐKSCTSN tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới. 2. Đánh giá kết quả điều trị ĐKSCTSN sau 3 tháng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có theo dõi trên 58 BN ĐKSCTSN đến khám và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới từ 4/2022 đến 6/2023. Kết quả: Lâm sàng: Tỷ lệ ĐKSCTSN muộn (sau CTSN >1 tuần) là 69%; trong đó xuất hiện cơn đầu tiên sau 1 tuần - 6 tháng chiếm 6,9%, từ 6 tháng - 1 năm là 3,4%. Đa số cơn ĐK kéo dài < 5 phút (86,2%) với tần suất ít nhất 1 cơn/tháng là 37,9%; 1 cơn/tuần 32,8% và có cơn hàng ngày là 24,1%. Cơn cục bộ chiếm 89,6%, cơn toàn thể 10,4%; có sự khác biệt về hình thái cơn ĐK giữa nhóm ĐK sớm và ĐK muộn. Cận lâm sàng: Điện não đồ (ĐNĐ) bất thường ghi nhận ở 24,1% trường hợp (TH) với các đặc điểm: sóng chậm lan tỏa 2 bán cầu (6,9%), sóng chậm khu trú 1 bán cầu (17,2%). Vị trí tổn thương trên CLVT/CHT: thái dương 53,4% và trán 46,6%. Kết quả điều trị: 87,9% TH CTSN được điều trị bảo tồn và 12,1% được phẫu thuật. Thuốc chống ĐK sử dụng: Depakin (62,5%), Tegretol (13,8%), Phenytoin (13,8%), Keppra (8,6%); tỷ lệ tuân thủ điều trị 89,7%, tỷ tái phát cơn 37,9%. ĐKSCTSN sớm có tỷ lệ tái phát thấp hơn ĐKSCTSN muộn (22,2% so với 45%). Trong 3 tháng điều trị phần lớn có tần số cơn ĐK từ 1 - 4 lần (72,2%) và 19,0% cần nhập viện lại. Biến chứng thần kinh được ghi nhận ở 12,1% BN. Tỷ lệ BN có triệu chứng dự báo ĐK là 43,1%, cao hơn ở nhóm ĐK muộn (50,0%) so với nhóm ĐK sớm (27,8%). Kết luận: Nên xem xét dự phòng ĐKSCTSN ở BN sau CTSN trên lâm sàng có cơn co giật mà điện não chưa thấy bất thường hoặc BN lớn tuổi có tổn thương thuỳ thái dương và trán. 

Tài liệu tham khảo

Frey L. C. (2003), "Epidemiology of posttraumatic epilepsy: a critical review", Epilepsia, 44(s10), pp. 11-17. DOI: https://doi.org/10.1046/j.1528-1157.44.s10.4.x

Fisher R. S., Cross J. H., D'souza C., French J. A., et al (2017), "Instruction manual for the ILAE 2017 operational classification of seizure types", Epilepsia, 58(4), pp. 531-542. DOI: https://doi.org/10.1111/epi.13671

Nguyễn Hồng Thanh, Nguyễn Văn Chương (2011), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng động kinh do chấn thương, vết thương sọ não", Tạp chí Y dược học quân sự, 9(2), tr. 1-7.

Đào Thị Thu Huyền (2017), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân động kinh muộn sau chấn thương sọ não, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Burke J., Gugger J., Ding K., Kim J. A., et al (2021), "Association of Posttraumatic Epilepsy With 1-Year Outcomes After Traumatic Brain Injury", JAMA Netw Open, 4(12), pp. e2140191. DOI: https://doi.org/10.1001/jamanetworkopen.2021.40191

Dunne J., Quiñones-Ossa G. A., Still E. G., Suarez M. N., et al (2020), "The Epidemiology of Traumatic Brain Injury Due to Traffic Accidents in Latin America: A Narrative Review", J Neurosci Rural Pract, 11(2), pp. 287-290. DOI: https://doi.org/10.1055/s-0040-1709363

Yeh C.-C., Chen T.-L., Hu C.-J., Chiu W.-T., et al (2013), "Risk of epilepsy after traumatic brain injury: a retrospective population-based cohort study", Journal of Neurology, Neurosurgery Psychiatry, 84(4), pp. 441-445. DOI: https://doi.org/10.1136/jnnp-2012-302547

Liu Z., Chen Q., Chen Z., Wang J., et al (2019), "Clinical analysis on risk factors and prognosis of early post-traumatic epilepsy", Arquivos de Neuro-Psiquiatria, 77(1), pp. 375-380. DOI: https://doi.org/10.1590/0004-282x20190071

Zhao Y., Wu H., Wang X., et al (2012), "Clinical epidemiology of posttraumatic epilepsy in a group of Chinese patients", Seizure, 21(5), pp. 322-326. DOI: https://doi.org/10.1016/j.seizure.2012.02.007

Chen W, Li M.D, Wang G.F, et al (2017), "Risk of post-traumatic epilepsy after severe head injury in patients with at least one seizure", Neuropsychiatr Dis Treat, 13( ), pp. 2301-2306. DOI: https://doi.org/10.2147/NDT.S141486

Các bài báo tương tự

1-10 của 58

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.