Khảo sát tình hình điều trị thuốc cho người bệnh parkinson tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
DOI:
https://doi.org/10.62511/vjn.41.2024.018Từ khóa:
bệnh Parkinson levodopa điều trị thuốcTải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển thường gặp. Hiện tại chưa có phương pháp chữa lành bệnh Parkinson, các điều trị chỉ giúp người bệnh giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các thuốc điều trị triệu chứng vận động bệnh Parkinson được kê toa, tỉ lệ các kiểu phối hợp thuốc, và tỉ lệ biến chứng vận động do thuốc ở người bệnh Parkinson.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson dựa theo tiêu chuẩn của Hội bệnh Parkinson và Rối loạn vận động thế giới (IPMDS). Người bệnh được thu thập các dữ liệu về nhân khẩu học, thông tin về bệnh Parkinson, và các thông tin dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson. Các thang điểm đánh giá bao gồm MDS-UPRRS (Movement Disorder Society-Unified Parkinson's Disease Rating Scale), và Hoehn & Yahr.
Kết quả: Trong số 218 bệnh nhân Parkinson, 33 (15,1%) bệnh nhân được điều trị đơn trị liệu levodopa, 126 (57,8%) bệnh nhân được điều trị phối hợp levodopa và đồng vận dopamine, 07 (3,2%) bệnh nhân được điều trị phối hợp levodopa và trihexyphenidyl, 1 (0,5%) bệnh nhân được điều trị phối hợp đồng vận dopamine và trihexyphenidyl, và 51 (23,4%) bệnh nhân được điều trị phối hợp cả levodopa, đồng vận dopamine và trihexyphenidyl. Tổng cộng 217 bệnh nhân được kê toa levodopa với liều trung vị là 375 mg. Liều levodopa tương đương hàng ngày trung vị là 500 mg. 177 bệnh nhân (81,2%) sử dụng thuốc đồng vận dopamine là pramipexole với liều trung vị là 0,75 mg. 27,9 % bệnh nhân sử dụng thuốc kháng cholinergic là trihexyphenidyl với liều trung vị là 2 mg. Tỉ lệ người bệnh Parkinson bị biến chứng vận động do thuốc là 32,6%.
Kết luận: Levodopa vẫn là thuốc được lựa chọn nhiều nhất đề điều trị triệu chứng vận động cho người bệnh Parkinson. Điều trị phối hợp levodopa với đồng vận dopamine thường được sử dụng nhất. Biến chứng vận động do thuốc thường gặp ở người bệnh Parkinson.
Tài liệu tham khảo
Dahodwala N, Willis AW, Li P, Doshi JA. Prevalence and Correlates of Anti-Parkinson Drug Use in a Nationally Representative Sample. Movement disorders clinical practice. May-Jun 2017;4(3):335-341. doi:10.1002/mdc3.12422 DOI: https://doi.org/10.1002/mdc3.12422
Kalilani L, Friesen D, Boudiaf N, Asgharnejad M. The characteristics and treatment patterns of patients with Parkinson's disease in the United States and United Kingdom: A retrospective cohort study. PloS one. 2019;14(11):e0225723. doi:10.1371/journal.pone.0225723 DOI: https://doi.org/10.1371/journal.pone.0225723
Đặng Thị Huyền Thương, Vũ Anh Nhị. Đánh giá tình trạng bệnh tật của bệnh nhân bệnh Parkinson. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20(1):164-168.
Trần Thanh Hùng, Vũ Anh Nhị, Nguyễn Xuân Cảnh. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THANG ĐIỂM VẬN ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG CHẬM LÀM TRỐNG DẠ DÀY TRONG BỆNH PARKINSON. Tạp chí Y học Việt Nam. 08/04 2021;503(2)doi:10.51298/vmj.v503i2.764 DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v503i2.777
Surathi P, Kamble N, Bhalsing KS, Yadav R, Pal PK. Prescribing Pattern for Parkinson's Disease in Indian Community before Referral to Tertiary Center. The Canadian journal of neurological sciences Le journal canadien des sciences neurologiques. Nov 2017;44(6):705-710. doi:10.1017/cjn.2017.208 DOI: https://doi.org/10.1017/cjn.2017.208
Zhou X, Guo J, Sun Q, et al. Factors Associated With Dyskinesia in Parkinson's Disease in Mainland China. Frontiers in neurology. 2019;10:477. doi:10.3389/fneur.2019.00477 DOI: https://doi.org/10.3389/fneur.2019.00477
Mishal B, Shetty A, Wadia P. Adverse effects of medications used to treat motor symptoms of Parkinson's disease: A narrative review. Annals of Movement Disorders. 2023;6(2):45-57. doi:10.4103/aomd.aomd_37_22 DOI: https://doi.org/10.4103/aomd.aomd_37_22
Pringsheim T, Day GS, Smith DB, et al. Dopaminergic Therapy for Motor Symptoms in Early Parkinson Disease Practice Guideline Summary: A Report of the AAN Guideline Subcommittee. Neurology. Nov 16 2021;97(20):942-957. doi:10.1212/wnl.0000000000012868 DOI: https://doi.org/10.1212/WNL.0000000000012868
Fox SH, Katzenschlager R, Lim SY, et al. International Parkinson and movement disorder society evidence-based medicine review: Update on treatments for the motor symptoms of Parkinson's disease. Mov Disord. Aug 2018;33(8):1248-1266. doi:10.1002/mds.27372 DOI: https://doi.org/10.1002/mds.27372
Zhang ZX, Chen H, Chen SD, et al. Chinese culture permeation in the treatment of Parkinson disease: a cross-sectional study in four regions of China. BMC research notes. Jan 30 2014;7:65. doi:10.1186/1756-0500-7-65 DOI: https://doi.org/10.1186/1756-0500-7-65
Yoritaka A, Shimo Y, Takanashi M, et al. Motor and non-motor symptoms of 1453 patients with Parkinson's disease: prevalence and risks. Parkinsonism Relat Disord. Aug 2013;19(8):725-31. doi:10.1016/j.parkreldis.2013.04.001 DOI: https://doi.org/10.1016/j.parkreldis.2013.04.001
Diệp Tiến Đạt, Lê Văn Minh. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN PARKINSON BẰNG LEVODOPA KẾT HỢP PRAMIPEXOLE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 12/17 2022;(54):1-8. doi:10.58490/ctump.2022i54.348 DOI: https://doi.org/10.58490/ctump.2022i54.348