Bài nghiên cứu

Đặc điểm vi xuất huyết não và nguy cơ chuyển dạng xuất huyết ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có điều trị tái thông

Tiểu sử Tác giả
  • Kiều Mạnh Hà ( Bệnh viện Quân y 7A ) - Tác giả

DOI:

https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.002

Từ khóa:

Vi xuất huyết nhồi máu não cộng hưởng từ chuyển dạng xuất huyết

Tải xuống

Đã Xuất bản

19-04-2024

Số

Chuyên mục

Các bài nghiên cứu

Thể loại

Cách trích dẫn

Hà, Kiều Mạnh , trans. 2024. “Đặc điểm Vi xuất huyết não Và Nguy Cơ chuyển dạng xuất huyết ở bệnh nhân nhồi máu não cấp Có điều trị tái thông”. Tạp Chí thần Kinh học Việt Nam 1 (40): 8-19. https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.002.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm vi xuất huyết não và các yếu tố liên quan đến chuyển dạng xuất huyết ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có điều trị tái thông tại bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp theo dõi hồ sơ bệnh án trên 79 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não (NMN) cấp được nhập viện và điều trị tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Bệnh nhân có vi xuất huyết (VXH) chiếm 37,97% Số lượng từ 1- 4 VXH chiếm tỷ lệ cao nhất là 31,65%, chỉ có 01 trường hợp có trên 10 VXH chiếm tỷ lệ 1,27%. Vị trí VXH chủ yếu là ở khu vực não sâu chiếm 21,52%. Có mối liên quan giữa VXH và rối loạn lipid máu với p = 0,16 (OR 4,12, CL 1,14-18,47), bệnh lý chất trắng theo phân loại Fazekas với p = 0,041. Các biến chứng chuyển dạng xuất huyết (CDXH) sau tái thông chủ yếu là HI chiếm tỷ lệ 26,58%, tiếp đó là PH chiếm tỷ lệ 6,33% và ICH+ chiếm tỷ lệ 3,8%. Có mối liên quan giữa thang điểm Glasgow (OR = 1,66, KTC 0,79 - 3,51) với NMN CDXH có triệu chứng (sICH) và PH với p < 0,05. Tìm thấy mối liên quan giữa Thang điểm NIHSS và ICH với p = 0,037 (OR = 5,46 KTC 1,10 – 19,00). Chưa đủ bằng chứng để kết luận về mối liên quan giữa số lượng, vị trí vi xuất huyết với biến chứng chuyển dạng xuất huyết sau tái thông. Kết luận: VXH không phải là một yếu tố đề trì hoãn các biện pháp can thiệp tái thông trên bệnh nhân NMN cấp có chỉ định can thiệp. Các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc nhiều VXH nên được chụp CHT trước can thiệp.

Tài liệu tham khảo

Cao Phi Phong (2016) "Đánh giá các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học ở bệnh nhân nhồi máu não do căn nguyên mạch máu lớn". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 4 (20), 48 – 55.

Võ Hà Quang Vinh (2018) "Tỉ lệ vi xuất huyết não và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu não". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh,

Sagar Buch, Yu‐Chung N Cheng, Jiani Hu, Saifeng Liu, John Beaver, Rajasimhan Rajagovindan, et al. (2017) "Determination of detection sensitivity for cerebral microbleeds using susceptibility‐weighted imaging". 30 (4), e3551. DOI: https://doi.org/10.1002/nbm.3551

M. L. Capuana, S. Lorenzano, M. C. Caselli, M. Paciaroni, D. Toni (2021) "Hemorrhagic risk after intravenous thrombolysis for ischemic stroke in patients with cerebral microbleeds and white matter disease". Neurol Sci, 42 (5), 1969-1976. DOI: https://doi.org/10.1007/s10072-020-04720-y

CDC Vietnam (2018) CDC Global Health, https://www.cdc.gov/globalhealth/countries/vietnam/, https://www.cdc.gov/globalhealth/countries/vietnam/,">

Andreas Charidimou, Puneet Kakar, Zoe Fox, David J %J Journal of Neurology Werring, Neurosurgery, Psychiatry (2013) "Cerebral microbleeds and the risk of intracerebral haemorrhage after thrombolysis for acute ischaemic stroke: systematic review and meta-analysis". 84 (3), 277-280. DOI: https://doi.org/10.1136/jnnp-2012-303379

Duy Ton Mai, Ngoc Khue Luong, Trong Khoa Nguyen, Huy Thang Nguyen (2022) "Current State of Stroke Care in Vietnam". Stroke: Vascular and Interventional Neurology, 2 (2), Pp. 331. DOI: https://doi.org/10.1161/SVIN.121.000331

N Nighoghossian, M Hermier, P Adeleine, K Blanc-Lasserre, L Derex, J Honnorat, et al. (2002) "Old microbleeds are a potential risk factor for cerebral bleeding after ischemic stroke: a gradient-echo T2*-weighted brain MRI study". 33 (3), 735-742. DOI: https://doi.org/10.1161/hs0302.104615

A. Potigumjon, A. Watcharakorn, P. A. Dharmasaroja (2017) "Prevalence of Cerebral Microbleeds in Thai Patients with Ischemic Stroke". J Neurosci Rural Pract, 8 (2), 216-220. DOI: https://doi.org/10.4103/0976-3147.203836

Yannie OY Soo, Song Ran Yang, Wynnie WM Lam, Adrian Wong, Yu Hua Fan, Howan HW Leung, et al. (2008) "Risk vs benefit of anti-thrombotic therapy in ischaemic stroke patients with cerebral microbleeds". 255 (11), 1679-1686. DOI: https://doi.org/10.1007/s00415-008-0967-7

Các bài báo tương tự

1-10 của 35

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.