Bài nghiên cứu

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân viêm màng não tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bài số 3 - số 38
Tiểu sử của Tác giả
  • Nguyễn Thị Minh Nguyệt ( Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên ) - Tác giả
  • Trần Văn Tuấn ( Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên ) - Tác giả
  • Lê Thị Quyên ( Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên ) - Tác giả
  • Hoàng Thùy Trang ( Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ) - Tác giả
  • Món Thị Uyên Hồng ( Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên ) - Tác giả

DOI:

https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.004

Từ khóa:

Viêm màng não, viêm màng não do vi khuẩn.

Đã Xuất bản

26-05-2024

Số

Chuyên mục

Các bài nghiên cứu

Thể loại

Cách trích dẫn

Nguyễn, Thị Minh Nguyệt, Văn Tuấn Trần, Thị Quyên Lê, Thùy Trang Hoàng, and Thị Uyên Hồng Món , trans. 2024. “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Và kết Quả điều trị bệnh nhân Viêm màng não tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”. Tạp Chí thần Kinh học Việt Nam 3 (38): 17-23. https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.004.

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm màng não do vi khuẩn là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân viêm màng não tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 48 bệnh nhân viêm màng não điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 43,27±15,31 (năm); Tỷ lệ bệnh nhân nam giới 75%; Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau đầu (89,6%), sốt (75%); Số lượng bạch cầu trung bình trong dịch não tủy của bệnh nhân khi vào viện là 509,92±681,27 (tế bào/ml) và khi ra viện là 94,42±102,60 (tế bào/ml); Nồng độ protein trung bình trong dịch não tủy của bệnh nhân khi vào viện là 1,70±1,45 (g/L) và khi ra viện là 0,72±0,55 (g/L). Thời gian điều trị trung bình là 12,57 ngày.
Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh nhân viêm màng não do vi khuẩn là đau đầu, sốt nôn, buồn nôn, táo bón, gáy cứng. Không thấy có mối liên quan giữa tuổi, giới, số lượng bạch cầu trong máu và số lượng bạch cầu trong dịch não tủy của bệnh nhân khi vào viện và số ngày điều trị của bệnh nhân viêm màng não.

Tài liệu tham khảo

Dzupová O, Polívková S, Smísková D, et al (2010). [Epidemiological, clinical and laboratory characteristics of bacterial meningitis in adult patients], Klin Mikrobiol Infekc Lek, 16(2), 58-63.

Niemela S, Lempinen L, Loyttyniemi E, et al (2023). Bacterial meningitis in adults: a retrospective study among 148 patients in an 8-year period in a university hospital, Finland, BMC Infect Dis, 23(1), 45. DOI: https://doi.org/10.1186/s12879-023-07999-2

Vestergaard HH, Larsen L, Brandt C, et al (2021). Normocellular Community-Acquired Bacterial Meningitis in Adults: A Nationwide Population-Based Case Series, Ann Emerg Med, 77(1), 11-18. DOI: https://doi.org/10.1016/j.annemergmed.2020.05.041

Baspinar EO, Dayan S, Bekcibasi M, et al (2017). Comparison of culture and PCR methods in the diagnosis of bacterial meningitis, Braz J Microbiol, 48(2), 232-236. DOI: https://doi.org/10.1016/j.bjm.2016.06.014

Hasbun R (2022). Progress and Challenges in Bacterial Meningitis: A Review, JAMA, 328(21), 2147-2154. DOI: https://doi.org/10.1001/jama.2022.20521

van de Beek D, de Gans J, Spanjaard L, et al (2004). Clinical features and prognostic factors in adults with bacterial meningitis, N Engl J Med, 351(18), 1849-59. DOI: https://doi.org/10.1056/NEJMoa040845

Wall EC, Everett DB, Mukaka M, et al (2014). Bacterial meningitis in Malawian adults, adolescents, and children during the era of antiretroviral scale-up and Haemophilus influenzae type b vaccination, 2000-2012, Clin Infect Dis, 58(10), e137-45. DOI: https://doi.org/10.1093/cid/ciu057

Các bài báo tương tự

1-10 của 30

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.