Bài nghiên cứu

Tương quan giữa thang điểm MDS-UPDRS phần II và thang đo Schwab và England trong đánh giá hoạt động sống hàng ngày ở bệnh nhân bệnh Parkinson mới chẩn đoán

Tiểu sử của Tác giả
  • Nguyễn Đình Nguyên ( Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện Đà Nẵng ) - Tác giả
  • Đặng Thị Huyền Thương ( Bệnh viện Đại học Y TP. HCM ) - Tác giả
  • Hà Ngọc Lê Uyên ( Bệnh viện Đại học Y TP. HCM ) - Tác giả
  • Võ Ngọc Chung Khang ( Bệnh viện Đại học Y TP. HCM ) - Tác giả
  • Nguyễn Vĩnh Thành ( Bệnh viện Đại học Y TP. HCM ) - Tác giả
  • Trần Ngọc Tài ( Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện Đại học Y TP. HCM ) - Tác giả

DOI:

https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.012

Từ khóa:

Hoạt động sống hằng ngày bệnh Parkinson MDS-UPDRS Schwab & England

Tải xuống

Đã Xuất bản

22-04-2024

Số

Chuyên mục

Các bài nghiên cứu

Thể loại

Cách trích dẫn

Nguyễn, Đình Nguyên, Thị Huyền Thương Đặng, Ngọc Lê Uyên Hà, Ngọc Chung Khang Võ, Vĩnh Thành Nguyễn, and Ngọc Tài Trần , trans. 2024. “Tương Quan giữa Thang điểm MDS-UPDRS phần II Và Thang đo Schwab Và England Trong đánh Giá hoạt động sống hàng ngày ở bệnh nhân bệnh Parkinson mới chẩn đoán”. Tạp Chí thần Kinh học Việt Nam 2 (41): 3-8. https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.012.

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các thang điểm hoạt động sống hằng ngày thường được sử dụng để đánh giá suy giảm chức năng ở bệnh nhân bệnh Parkinson, trong đó thang đo Schwab & England là một trong những thang đo thường được sử dụng nhất trong khi thang điểm MDS-UPDRS phần II mới được sử dụng gần đây.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối tương quan giữa 2 thang điểm đánh giá hoạt động sống hằng ngày ở bệnh nhân bệnh Parkinson là thang điểm MDS – UPDRS phần II và thang đo Schwab & England. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên những bệnh nhân bệnh Parkinson mới chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội bệnh Parkinson và Rối loạn vận động thế giới năm 2015 tại phòng khám Parkinson và Rối loạn vận động, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2022 đến tháng 06/2023. Các đối tượng tham gia được thu thập dữ liệu nhân khẩu học, đặc điểm lâm sàng, thang điểm MDS-UPDRS, và thang đo Schwab & England. Số liệu được xử lí bằng phần mềm Rstudio-2023.06.01 và Epidata 4.6.0.6.
Kết quả: Có tất cả 61 bệnh nhân bệnh Parkinson thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ. Điểm hoạt động sống hằng ngày dựa trên thang đo Schwab & England là 78,53 ± 10,93, dao động từ 60% đến 100%. Tất cả bệnh nhân không ảnh hưởng hoạt động sống hằng ngày và ảnh hưởng mức độ vừa dựa trên thang điểm MDS-UPDRS phần II đều có điểm Schwab & England lần lượt > 80% và < 80%. Thang điểm MDS-UPDRS phần II có tương quan nghịch, mạnh với thang đo hoạt động sống hằng ngày Schwab & England (r = -0,74, p < 0,001).
Kết luận: Thang điểm MDS – UPDRS phần II có tương quan nghịch, mạnh với thang đo hoạt động sống hằng ngày Schwab & England.

Tài liệu tham khảo

Tolosa E, Garrido A, Scholz SW, Poewe W. Challenges in the diagnosis of Parkinson’s disease. Lancet Neurol. 2021;20(5):385-397. doi:10.1016/S1474-4422(21)00030-2 DOI: https://doi.org/10.1016/S1474-4422(21)00030-2

van den Heuvel L, Evers LJW, Meinders MJ, et al. Estimating the Effect of Early Treatment Initiation in Parkinson’s Disease Using Observational Data. Mov Disord. 2021;36(2):407-414. doi:10.1002/mds.28339 DOI: https://doi.org/10.1002/mds.28339

Kimber TE. Approach to the patient with early Parkinson disease: diagnosis and management. Intern Med J. 2021;51(1):20-26. doi:10.1111/imj.15148 DOI: https://doi.org/10.1111/imj.15148

Shulman LM, Armstrong M, Ellis T, et al. Disability Rating Scales in Parkinson’s Disease: Critique and Recommendations. Mov Disord. 2016;31(10):1455-1465. doi:10.1002/mds.26649 DOI: https://doi.org/10.1002/mds.26649

Postuma RB, Berg D, Stern M, et al. MDS clinical diagnostic criteria for Parkinson’s disease. Mov Disord. 2015;30(12):1591-1601. doi:10.1002/mds.26424 DOI: https://doi.org/10.1002/mds.26424

Goetz CG, Tilley BC, Shaftman SR, et al. Movement Disorder Society-sponsored revision of the Unified Parkinson’s Disease Rating Scale (MDS-UPDRS): scale presentation and clinimetric testing results. Mov Disord. 2008;23(15):2129-2170. doi:10.1002/mds.22340 DOI: https://doi.org/10.1002/mds.22340

Siderowf, A. Schwab and England Activities of Daily Living Scale. Encyclopedia of Movement Disorders. Elsevier;2010: 99–100. doi:10.1016/B978-0-12-374105-9.00070-8 DOI: https://doi.org/10.1016/B978-0-12-374105-9.00070-8

Aaronson N, Alonso J, Burnam A, et al. Assessing health status and quality-of-life instruments: attributes and review criteria. Qual Life Res. 2002;11(3):193-205. doi:10.1023/a:1015291021312 DOI: https://doi.org/10.1023/A:1015291021312

Rodriguez-Blazquez C, Rojo-Abuin JM, Alvarez-Sanchez M, et al. The MDS-UPDRS Part II (motor experiences of daily living) resulted useful for assessment of disability in Parkinson’s disease. Parkinsonism Relat Disord. 2013;19(10):889-893. doi:10.1016/j.parkreldis.2013.05.017 DOI: https://doi.org/10.1016/j.parkreldis.2013.05.017

Rodríguez-Blázquez C, Alvarez M, Arakaki T, et al. Self-Assessment of Disability in Parkinson’s Disease: The MDS-UPDRS Part II Versus Clinician-Based Ratings. Mov Disord Clin Pract. 2017;4(4):529-535. Published 2017 Jan 5. doi:10.1002/mdc3.12462 DOI: https://doi.org/10.1002/mdc3.12462

Các bài báo tương tự

1-10 của 36

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.