Thực trạng loét do tỳ đè trên người bệnh đột quỵ não tại Phòng Cấp cứu - Hồi sức Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ 5/2022 đến tháng 7/2022
DOI:
https://doi.org/10.62511/vjn.43.2024.042Từ khóa:
Loét do tỳ đè đột quỵTải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vấn đề dự phòng chăm sóc loét tỳ đè đã và đang là một ưu tiên trong công tác điều dưỡng tại các đơn vị lâm sàng của bệnh viện, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá về loét tỳ đè tại các đơn vị đột quỵ não, đặc biệt là các trường hợp người bệnh đột quỵ não nặng điều trị tại phòng cấp cứu, hồi sức.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng loét do tỳ đè trên người bệnh đột quỵ não tại phòng Cấp cứu – Hồi sức trung tâm Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, thực hiện trên 156 người bệnh điều trị nội trú tại phòng Hồi sức- Cấp cứu trung tâm Thần Kinh thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022.
Kết quả: Đa phần là người bệnh nhồi máu não (63,5%), trên 60 tuổi (73,1%), là nam giới (62,2%). Điểm Glasgow khi nhập viện đa số thuộc nhóm hôn mê trung bình (9-12 điểm) (91%), 100% có liệt vận động, điểm Braden trung bình 11,84±0,87 và chủ yếu là nhóm người bệnh có nguy cơ loét cao (66.7%)
Tỷ lệ loét do tỳ đè 18,6% (29/156), chủ yếu là loét độ I (69%), đa số ở vị trí cùng cụt (54,4%), 55,2% loét xảy ra trong 5 ngày đầu, 41,4% xảy ra trong thời gian từ 5 đến 20 ngày tiếp theo.
Một số yếu tố liên quan đến loét do tỳ đè: tình trạng phù (p < 0,001), thở máy (p < 0,001), mở khí quản/nội khí quản (p < 0,001).
Kết luận: Với kết quả 29/156 người bệnh trong nghiên cứu xảy ra loét do tỳ đè trong quá trình nằm viện, chiếm 18,6%, đây là một tỷ lệ còn khá cao đối với một trung tâm lớn thuộc bệnh viện hạng đặc biệt và đây chính là vấn đề cần quan tâm, cần được cải thiện.Ngoài ra người bệnh có các tình trạng kèm theo như phù, thở máy, có mở khí quản/nội khí quản có tỷ lệ loét cao hơn so với người bệnh đột quỵ não đơn thuần.
Tài liệu tham khảo
Trần Văn Oánh và cộng sự. Giải pháp dự phòng loét tỳ đè trên người bệnh tại phòng hồi sức khoa nội- hồi sức Thần Kinh bệnh viện Việt Đức - 2016.
Black JM, Edsberg LE, Baharestani MM, Langemo D, Goldberg M, McNichol L, et al. Pressure ulcers: avoidable or unavoidable? Results of the national pressure ulcer advisory panel consensus conference. Ostomy-Wound Management. 2011;57(2):24.
Trần Hồng Huệ, Nguyễn Thị Lan Minh, Khảo sát loét tỳ đè ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong bệnh viện Nguyễn Tri Phương. tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 2016. 3(21): p. 112-116.
Trương Thanh Phong và Dương Thị Hòa, Thực trạng loét áp lực và một số yếu tố liên quan đến người bệnh hôn mê tại khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021. 503(1). DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v503i1.703
Nguyễn Thế Bình, Đánh giá tình hình loét trên người bệnh mổ chấn thương cột sống thắt lưng và có liệt tủy tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa. 2004, Đại học Y hà Nội.
Lê Thị Trang và cộng sự, Thực trạng loét tỳ đè ở bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy tại khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống bệnh viện bạch mai từ 9/2017 - 9/2018, số 121 | 2021 | Tạp chí y học lâm sàng.