Ứng dụng tiêm Botulinum Neurotoxin dưới hướng dẫn của siêu âm và điện cơ trong điều trị loạn trương lực cơ cổ: Ca lâm sàng
DOI:
https://doi.org/10.62511/vjn.41.2024.021Từ khóa:
Botulinum NeurotoxinTải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Tóm tắt
Loạn trương lực (viết tắt: LTL) là rối loạn vận động đặc trưng bởi co cơ dai dẳng hoặc planean đợt, ngoài ý muốn, tạo ra cử động và/ hoặc tư thế bất thường, lặp đi lặp lại. Cử động loạn trương lực tạo ra kiểu dáng đặc trưng xoắn vặn hoặc run. LTL thường, khởi phát hoặc nặng lên bởi các vận động hữu ý, kết hợp với hoạt hóa cơ quá mức. LTL phân loại theo các vùng cơ thế ảnh hưởng: LTL khu trú, LTL theo đoạn, LTL nhiều ổ, LTL nửa thân, LTL toàn thể. LTL cơ cổ gấp (anterocollis) là một dạng của loạn trương lực cơ cổ, do sự co cơ dai dẳng, lặp lại của các nhóm cơ cổ, dẫn đến tư thế gập cổ quá mức. LTL cổ gập được mô tả trong bối cảnh rối loạn vận động của hội chứng Parkinson (bệnh Parkinson, teo nhiều hệ thống, …). Điều trị LTL chủ yếu là điều trị triệu chứng: bằng thuốc, tiêm Botulinum Neurotoxin (BoNT), phẫu thuật và vật lý trị liệu. Trong đó, tiêm BoNT đươc coi là lựa chọn đầu tiên cho các thể LTL khu trú hoặc LTL đoạn
BoNT có cơ chế tác động tại tận cùng synap thần kinh cơ dẫn tới liệt mềm các cơ. Tiêm BoNT chỉ cần có dụng cụ tiêm, sát khuẩn bề mặt, xác định vị trí tiêm dựa vào các dấu mốc trên lâm sàng. Một số mũi tiêm sâu và khó, cần các kĩ thuật chuyên sâu như điện cơ, siêu âm. Trong chứng loạn trương lực cơ cổ gấp, BoNT thường được áp dụng cho cả các cơ ở nông và các cơ sâu, để đạt được hiệu quả, hạn chế tai biến trong và sau tiêm, người thực hiện thường sử dụng các kĩ thuật điện cơ và siêu âm phối hợp. Chúng tôi trình bày một trường hợp lâm sàng nhằm minh họa giá trị của sử dụng tiêm BoNT dưới hướng dẫn đồng thời của điện cơ và siêu âm trong điều trị LTL cơ cổ gấp tại Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tài liệu tham khảo
Marion MH, Humberstone M, Grunewald R, Wimalaratna S. British Neurotoxin Network recommendations for managing cervical dystonia in patients with a poor response to botulinum toxin. Pract Neurol. 2016;16(4):288-295. doi:10.1136/practneurol-2015-001335. DOI: https://doi.org/10.1136/practneurol-2015-001335
Nguyễn Thanh Bình. Et al Ứng dụng Botulinum Neurotoxin trong điều trị rối loạn vận động. In: Bệnh Parkinson và Các Rối Loạn Vận Động. Nhà xuất bản y học; :323.
Jost WH, Tatu L. Selection of Muscles for Botulinum Toxin Injections in Cervical Dystonia. Movement Disord Clin Pract. 2015;2(3):224-226. doi:10.1002/mdc3.12172. DOI: https://doi.org/10.1002/mdc3.12172
Castagna A, Albanese A. Management of cervical dystonia with botulinum neurotoxins and EMG/ultrasound guidance. Neur Clin Pract. 2019;9(1):64-73. doi:10.1212/CPJ.0000000000000568. DOI: https://doi.org/10.1212/CPJ.0000000000000568