Bài nghiên cứu

Các yếu tố tiên lượng của bệnh nhân chảy máu não cấp vùng trên lều do tăng huyết áp

biatapchi
Tiểu sử của Tác giả
  • Hà Hữu Quý ( Bệnh viện Bạch Mai ) - Tác giả
  • Trần Quang Bình ( Bệnh viện Bạch Mai ) - Tác giả

DOI:

https://doi.org/10.62511/vjn.43.2024.040

Từ khóa:

chảy máu não cấp vùng trên lều tăng huyết áp yếu tố tiên lượng thang điểm mRs

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-11-2024

Số

Chuyên mục

Các bài nghiên cứu

Thể loại

Cách trích dẫn

Hà, Hữu Quý, and Quang Bình Trần , trans. 2024. “Các yếu tố Tiên lượng của bệnh nhân chảy máu não cấp vùng Trên lều Do tăng huyết áp”. Tạp Chí thần Kinh học Việt Nam 4 (43): 59-64. https://doi.org/10.62511/vjn.43.2024.040.

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét mối số yếu tố tiên lượng của bệnh nhân chảy máu não cấp vùng trên lều do tăng huyết áp

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được thực hiện trên 150 bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu não cấp vùng trên lều do tăng huyết áp, nhập viện điều trị nội trú tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 01 tháng 8 năm 2023 đến 31 tháng 7 năm 2024.

Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có kết cục tốt sau 3 tháng (73,3%). Về mặt các yếu tố tiên lượng, nghiên cứu cho thấy ở nhóm tuổi  60 có tỉ lệ kết cục xấu là 18,1%, nhóm > 60 tuổi có tỉ lệ kết cục xấu là 34,6%. Như vậy ở nhóm tuổi > 60 có kết cục xấu hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết cục ngày 90 giữa bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu, hút thuốc là, uống rượu và bệnh nhân không có tiền sử này.Trong nhóm không có tràn máu não thất, tỉ lệ bệnh nhân có kết cục xấu là 18,8%; trong khi đó ở nhóm có tràn máu não thất tỉ lệ này là 36,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong nhóm không thể tích khối máu tụ < 30 ml, tỉ lệ bệnh nhân có kết cục xấu là 14,1%; trong khi đó ở nhóm có thể tích khối máu tụ  30 ml tỉ lệ này là 100%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Trong nhóm có điểm Glasgow lúc nhập viện  14 điểm, tỉ lệ bệnh nhân có kết cục xấu là 14,4%; trong khi đó ở nhóm có điểm Glasgow lúc nhập viện  14 điểm có tỉ lệ bệnh nhân có kết cục xấu là 71,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01

Kết luận: Nghiên cứu 150 người bệnh chảy máu não cấp vùng trên lều do tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ ngày 01/08/2023 đến ngày 31/07/2024, chúng tôi rút ra kết luận sau: các yếu tố dẫn đến kết cục xấu cho bệnh nhân chảy máu não cấp do tăng huyết áp gồm tuổi > 60, thể tích khối máu tụ  30 ml, điểm Glasgow lúc nhập viện dứoi 14 điểm, có tràn máu não thất

Tài liệu tham khảo

Nag C, Das K, Ghosh M, Khandakar MR. Prediction of Clinical Outcome in Acute Hemorrhagic Stroke from a Single CT Scan on Admission. North Am J Med Sci. 2012;4(10):463-467. doi:10.4103/1947-2714.101986 DOI: https://doi.org/10.4103/1947-2714.101986

Labovitz DL, Halim A, Boden-Albala B, Hauser WA, Sacco RL. The incidence of deep and lobar intracerebral hemorrhage in whites, blacks, and Hispanics. Neurology. 2005;65(4):518-522. doi:10.1212/01.wnl.0000172915.71933.00 DOI: https://doi.org/10.1212/01.wnl.0000172915.71933.00

Falcone GJ, Biffi A, Brouwers HB, et al. Predictors of hematoma volume in deep and lobar supratentorial intracerebral hemorrhage. JAMA Neurol. 2013;70(8):988-994. doi:10.1001/jamaneurol.2013.98 DOI: https://doi.org/10.1001/jamaneurol.2013.98

Falcone GJ, Woo D. Genetics of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage. Stroke. 2017;48(12):3420-3424. doi:10.1161/STROKEAHA.117.017072 DOI: https://doi.org/10.1161/STROKEAHA.117.017072

Fisher CM. Lacunar strokes and infarcts: a review. Neurology. 1982;32(8):871-876. doi:10.1212/wnl.32.8.871 DOI: https://doi.org/10.1212/WNL.32.8.871

Falcone GJ, Biffi A, Devan WJ, et al. Burden of risk alleles for hypertension increases risk of intracerebral hemorrhage. Stroke. 2012;43(11):2877-2883. doi:10.1161/STROKEAHA.112.659755 DOI: https://doi.org/10.1161/str.43.suppl_1.A103

Falcone GJ, Biffi A, Devan WJ, et al. Burden of blood pressure-related alleles is associated with larger hematoma volume and worse outcome in intracerebral hemorrhage. Stroke. 2013;44(2):321-326. doi:10.1161/STROKEAHA.112.675181 DOI: https://doi.org/10.1161/STROKEAHA.112.675181

Đỗ Văn Tài. Đánh giá hiệu quả điều trị hạ áp tích cực ở bệnh nhân xuất huyết não giai đoạn cấp. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2016.

Anderson CS, Heeley E, Huang Y, et al. Rapid Blood-Pressure Lowering in Patients with Acute Intracerebral Hemorrhage. N Engl J Med. 2013;368(25):2355-2365. doi:10.1056/NEJMoa1214609 DOI: https://doi.org/10.1056/NEJMoa1214609

Nguyễn Duy Mạnh. Nghiên cứu kết quả điều trị hạ huyết áp tích cực trong chảy máu não nguyên phát do tăng huyết áp giai đoạn cấp. Luận án tiến sĩ y học. Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108; 2018.

Các bài báo tương tự

21-30 của 56

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.