Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện đa khoa Cửa Đông Nghệ An năm 2024

DOI:
https://doi.org/10.62511/vjn.44.2025.049Từ khóa:
Đột quỵ nguy cơ té ngã sợ té ngãTải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến ngã ở bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông – Nghệ An năm 2024.
Đối tượng nghiên cứu: 55 bệnh nhân đột quỵ (bao gồm cả xuất huyết não và nhồi máu não, có hoặc không có ngã sau đột quỵ) được khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông từ tháng 2/2024 đến tháng 10/2024.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm ngã là 67,45 ± 11,08 tuổi, trong đó 45,45% có tiền sử ngã và 60% là nữ giới. Một số đặc điểm lâm sàng có tỷ lệ cao ở bệnh nhân ngã sau đột quỵ bao gồm: rối loạn thăng bằng (64%), rối loạn cảm giác (40%), rối loạn giấc ngủ (44%) và rối loạn thị giác (32%). 28% bệnh nhân sau ngã gặp hậu quả nặng như gãy xương, xẹp đốt sống, trong khi 40% có hậu quả nhẹ như trầy xước da, bầm tím. Điểm trung bình thang đánh giá FES-I (sợ ngã) ở nhóm ngã cao hơn (51,68 ± 10,88) so với nhóm không ngã (37,27 ± 10,02). Phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố liên quan đến ngã ở bệnh nhân đột quỵ gồm: giới tính nữ (OR = 4,929; p = 0,007), tuổi cao (OR = 1,081; p = 0,01), rối loạn thăng bằng (OR = 4,889; p = 0,007), sử dụng thuốc tác động thần kinh (OR = 4,615; p = 0,016), dùng ≥4 loại thuốc (OR = 4,125; p = 0,015) và nỗi sợ ngã (OR = 1,140; p < 0,001).
Kết luận: Nghiên cứu khẳng định giới tính nữ, tuổi cao, rối loạn thăng bằng, dùng thuốc tâm thần, số lượng thuốc sử dụng và nỗi sợ ngã là các yếu tố liên quan đến nguy cơ ngã ở bệnh nhân đột quỵ.
Tài liệu tham khảo
World Health Organization. (2020). “The Global Burden of Stroke.” World Health Organization.
Karlsson, D. et al. (2013). “Fall Incidence and Risk Factors in Stroke Patients: A Systematic Review.” Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases, 22(6), 880-886.
Johansen, L. et al. (2019). “Risk Factors and Consequences of Falls in Stroke Patients.” Journal of Rehabilitation Research and Development, 56(4), 499-506.
Khan F, Chevidikunnan MF. Prevalence of Balance Impairment and Factors Associated with Balance among Patients with Stroke. A Cross Sectional Retrospective Case Control Study. Healthcare. 2021;9(3):320. doi:10.3390/healthcare9030320
DOI: https://doi.org/10.3390/healthcare9030320
Forster, A., & Young, J. (1995). Incidence and Consequences of Falls Due to Stroke: A Systematic Inquiry. BMJ, 311(6997), 83-86.
DOI: https://doi.org/10.1136/bmj.311.6997.83
Leipzig, R. M., Cumming, R. G., & Tinetti, M. E. (1999). Drugs and Falls in Older People: A Systematic Review and Meta-Analysis: I. Psychotropic Drugs. Journal of the American Geriatrics Society, 47(1), 30-39.
DOI: https://doi.org/10.1111/j.1532-5415.1999.tb01898.x
Delbaere, K., Close, J. C., Mikolaizak, A. S., Sachdev, P. S., Brodaty, H., & Lord, S. R. (2010). The Falls Efficacy Scale International (FES-I). A Comprehensive Longitudinal Validation Study. Age and Ageing, 39(2), 210-216.
DOI: https://doi.org/10.1093/ageing/afp225
Scholz M., Haase R., Trentzsch K., et al. (2021). Fear of Falling and Falls in People with Multiple Sclerosis: A Literature Review. Mult Scler Relat Disord, 47, 102609.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.msard.2020.102609