Bài nghiên cứu

Gánh nặng chăm sócbệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ

Tiểu sử của Tác giả
  • Vi Ngọc Tuấn ( Bệnh viện Bạch Mai ) - Tác giả
  • Nguyễn Thanh Bình ( Bệnh viện Lão Khoa Trung ương ) - Tác giả

DOI:

https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.009

Từ khóa:

Gánh nặng chăm sóc Parkinson sa sút trí tuệ MMSE DASS21 PDQ-carer

Tải xuống

Đã Xuất bản

18-04-2024

Số

Chuyên mục

Các bài nghiên cứu

Thể loại

Cách trích dẫn

Vi, Ngọc Tuấn, and Thanh Bình Nguyễn , trans. 2024. “Gánh nặng chăm sócbệnh nhân Parkinson Có Sa Sút Trí tuệ”. Tạp Chí thần Kinh học Việt Nam 1 (40): 51-57. https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.009.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson (PD) có sa sút trí tuệ (SSTT) tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương. Bệnh nhân PD được đánh giá bằng trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE), chỉ số Barthel, thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân Parkinson (PDQ-39), bộ câu hỏi phỏng vấn về trạng thái tâm thần (NPI); người chăm sóc được đánh giá bằng thang đánh giá trầm cảm -lo âu -căng thẳng (DASS21), thang điểm chất lượng cuộc sống người chăm sóc bệnh nhân Parkinson (PDQ-carer). Nghiên cứu được xử lý thống kê với phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả: 50 bệnh nhân Parkinson có SSTT và người chăm sóc chính của họ. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 74,48 ± 8,195, tỷ lệ nam/nữ ≈1/1,6. Thời gian bị bệnh trung bình là 9,26 ± 4,24 năm. Điểm trung bình MMSE ở nhóm bệnh nhân có SSTT là 19,92 ± 4,45. Có 46 bệnh nhân Parkinson có SSTT (92%) có ít nhất một trong các rối loạn hành vi, tâm thần trở lên. Khả năng hoạt động của bệnh nhân Parkinson có SSTT theo thang điểm Barthel là 42,00 ± 29,71.Chất lượng cuộc sống bệnh nhân Parkinson có SSTT theo PDQ-39 là 49,50 ± 31,52. Tỉ lệ trầm cảm – lo âu – căng thẳng theo thang điểm DASS21 của người chăm sóc chính cho bệnh nhân Parkinson có SSTT lần lượt là 67%, 70% và 37%. Điểm PDQ-carer trung bình của người chăm sóc chính là 47,44 ± 23,72.
Kết luận: Gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân Parkinson tăng lên khi có sa sút trí tuệ đi kèm.

Tài liệu tham khảo

Lê Quang Cường. Bệnh và hội chứng Parkinson. Nhà xuất bản Y học Hà Nội; 2002.

Lê Đức Hinh. Bệnh Parkinson. Nhà xuất bản y học; 2001.

Mosley PE, Moodie R, Dissanayaka N. Caregiver Burden in Parkinson Disease: A Critical Review of Recent Literature. Journal of Geriatric Psychiatry and Neurology. 2017/09/01 2017;30(5):235-252. doi:10.1177/0891988717720302 DOI: https://doi.org/10.1177/0891988717720302

Bhimani R. Understanding the Burden on Caregivers of People with Parkinson’s: A Scoping Review of the Literature. Rehabilitation research and practice. 09/14 2014;2014:718527. doi:10.1155/2014/718527 DOI: https://doi.org/10.1155/2014/718527

Nguyễn Văn Hướng (2019). “Nghiên cứu một số đặc điểm triệu chứng ngoài vận động trên bệnh nhân Parkinson”. Tạp chí Y học Việt Nam, 478 (5), 77-80.

Genç F, Yuksel B, Tokuc F E U (2019). “Caregiver Burden and Quality of Life in Early and Late Stages of Idiopathic Parkinson’s Disease”. Psychiatry Investig, 16 (4), 285-291. DOI: https://doi.org/10.30773/pi.2019.02.20

Shin H, Youn J, Kim J S, et al (2012). “Caregiver burden in Parkinson disease with dementia compared to Alzheimer disease in Korea”. J Geriatr Psychiatry Neurol, 25 (4), 222-226. DOI: https://doi.org/10.1177/0891988712464819

Navarro-Peternella F, Marcon S (2012). “Quality of life of a person with Parkinson’s disease and the relationship between the time of evolution and the severity of the disease”. Revista latino-americana de enfermagem, 20 384-391. DOI: https://doi.org/10.1590/S0104-11692012000200023

Lee J, Kim S H, Kim Y, et al (2019). “Quality of Life of Caregivers of Individuals With Parkinson’s Disease”. 44 (6), 338-348. DOI: https://doi.org/10.1097/rnj.0000000000000158

Wang Q, Zhang Z, Li L, et al (2014). “Assessment of cognitive impairment in patients with Parkinson’s disease: prevalence and risk factors”. Clinical interventions in aging, 9 275-281. DOI: https://doi.org/10.2147/CIA.S47367

Álvarez-Avellón T, Arias-Carrión Ó, Menéndez M (2015). «Neuropsychiatric symptoms and associated caregiver stress in geriatric patients with Parkinson’s disease». (1)

Kumar H, Ansari S, Kumar V, et al (2019). “Severity of Caregiver Stress in Relation to Severity of Disease in Persons with Parkinson’s”. Cureus, 11 (4), e4358-e4358. DOI: https://doi.org/10.7759/cureus.4358

Các bài báo tương tự

11-20 của 53

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.