Bài nghiên cứu

Mối liên quan giữa lâm sàng và hình ảnh học của nhồi máu não tái phát do tổn thương động mạch não giữa

Tiểu sử của Tác giả
  • Nguyễn Thị Huyền ( Trường Đại học Y Hà Nội ) - Tác giả
  • Phan Văn Đức ( Bệnh viện Bạch Mai ) - Tác giả

DOI:

https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.011

Từ khóa:

nhồi máu não tái phát, động mạch não giữa hình ảnh học

Tải xuống

Đã Xuất bản

17-04-2024

Số

Chuyên mục

Các bài nghiên cứu

Thể loại

Cách trích dẫn

Nguyễn, Thị Huyền, and Văn Đức Phan , trans. 2024. “Mối Liên Quan giữa lâm sàng Và hình ảnh học của nhồi máu não tái phát Do tổn thương động mạch não giữa”. Tạp Chí thần Kinh học Việt Nam 1 (40): 65-72. https://doi.org/10.62511/vjn.40.2024.011.

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của nhồi máu não tái phát do tổn thương động mạch não giữa.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 77 bệnh nhân nhồi máu não tái phát do tổn thương động mạch não giữa được điều trị tại trung tâm Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022.
Kết quả: Liệt vận động nửa người đối bên tổn thương, liệt dây VII trung ương đối bên tổn thương và giảm cảm giác nửa người đối bên tổn thương là các triệu chứng gặp với tỷ lệ cao, chiếm lần lượt là 100%; 90,9% và 77,9%. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn ý thức ngay từ đầu chiếm 49,4% số bệnh nhân, 2 bệnh nhân hôn mê sâu khi nhập viện (chiếm 2,6%). Rối loạn ngôn ngữ bao gồm rối loạn ngôn ngữ Broca, rối loạn ngôn ngữ Wernicke và rối loạn ngôn ngữ hỗn hợp chiếm 20/77 bệnh nhân (26,0%). Quay mắt quay đầu, rối loạn cơ tròn, mất chú ý nửa người, bán manh chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,5%; 26,0%; 22,1%; 26,0%. Có 7,8% bệnh nhân có các rối loạn tâm thần và 14,3% bệnh nhân có co giật khi nhập viện; các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn chiếm lần lượt 45,5% và 31,2%. Bệnh nhân có triệu chứng tập hợp thành hội chứng Gerstman và hội chứng Anton – Babinski chiếm tỷ lệ thấp: 9,1% và 11,7%. Nhánh động mạch bị tổn thương nhiều nhất là nhánh M1 với 31 bệnh nhân chiếm 40,2%; các nhánh xiên của động mạch não giữa hay nhánh nhân đậu – thể vân chiếm 32,5%. Chỉ có 4 bệnh nhân tổn thương nhánh M3 – M4 (chiếm 5,2%). Số bệnh nhân tổn thương nhánh M1 có rối loạn ý thức chiếm tỷ lệ cao nhất 33,8%, không có bệnh nhân tổn thương nhánh sâu nào có rối loạn ý thức. Các triệu chứng lúc vào viện: rối loạn ý thức, rối loạn ngôn nhữ, quay mắt quay đầu về bán cầu tổn thương có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với vị trí nhánh động mạch não giữa bị tổn thương (p < 0,05).
Kết luận: Nhồi máu não tái phát do tổn thương động mạch não giữa có triệu chứng lâm sàng đa dạng, tùy thuộc vào nhánh động mạch não giữa bị tổn thương 

Tài liệu tham khảo

Mohan KM, Wolfe CDA, Rudd AG, Heuschmann PU, Kolominsky-Rabas PL, Grieve AP. Risk and Cumulative Risk of Stroke Recurrence. Stroke. 2011;42(5):1489-1494. DOI: https://doi.org/10.1161/STROKEAHA.110.602615

Nguyễn Bá Thắng. Tưới máu não và tương quan với tổn thương tưới máu não. Nhà Xuất Bản Y Học. Published online 2011:20.

Sacco RL, Kasner SE, Broderick JP, et al. An updated definition of stroke for the 21st century: a statement for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2013;44(7):2064-2089. doi:10.1161/STR.0b013e318296aeca DOI: https://doi.org/10.1161/STR.0b013e318296aeca

Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Văn Chương. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Hình Ảnh Học Thần Kinh và Một Số Yếu Tố Nguy Cơ ở Bệnh Nhân Tái Đột Quỵ Nhồi Máu Não. Luận án tiến sĩ y học. 2012.

Nguyễn Văn Long. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng và Một Số Nguy Cơ ở Bệnh Nhân Nhồi Máu Não Tái Phát Sớm. Luận văn chuyên khoa cấp II. 2019.

Phan Bảo Trung. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hình ảnh học và kết quả điều trị hội chứng động mạch não giữa ác tính tại bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội; 2017.

Các bài báo tương tự

1-10 của 36

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.