Tỷ bạch cầu đa nhân/bạch cầu lympho máu trong tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não cấp
DOI:
https://doi.org/10.62511/wxpaah47Từ khóa:
Nhồi máu não cấp tỷ bạch cầu đa nhân bạch cầu lympho máu tiên lượng thần kinh họcĐã Xuất bản
URN
Cách trích dẫn
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tỷ bạch cầu đa nhân/bạch cầu lympho máu (neutrophil - lymphocyte ratio NLR) phản ánh sự cân bằng giữa đáp ứng miễn dịch bẩm sinh hay không đặc hiệu (bạch cầu đa nhân) và đáp ứng miễn dịch mắc phải hay đặc hiệu (bạch cầu lympho). Gần đây, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng NLR cao là yếu tố dự báo độc lập về kết cục lâm sàng xấu ở bệnh nhân đột quỵ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy tỷ này không có ảnh hưởng rõ ràng đến tỷ lệ tử vong. Chúng tôi khảo sát mối liên quan giữa NLR với mức độ nặng qua thang điểm Glasgow, NIHSS ở bệnh nhân nhồi máu não (NMN) cấp.
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 115 bệnh nhân được chẩn đoán NMN cấp tại Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 2/2022 – tháng 2/2023. Sử dụng bộ câu hỏi để thu thập thông tin nghiên cứu. NLR, mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow, mức độ nặng lâm sàng theo thang điểm Đột quỵ Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS) được khảo sát lúc vào viện.
Kết quả: Mẫu là 115 với tuổi trung bình là 70,6±11,9, tỷ lệ nam/nữ là 1,4:1. NLR lúc vào viện có mối tương quan nghịch mức độ vừa với Glasgow lúc vào viện (r=-0,354, p<0,001) và có mối tương quan thuận mức độ vừa với NIHSS lúc vào viện (r=0,465, p<0,001). Độ chính xác trong dự báo khả năng rối loạn ý thức nặng trở lên trên thang điểm Glasgow của NLR lúc vào viện ở mức độ không tốt (AUC=0,641, p>0,05). Độ chính xác trong dự báo mức độ nặng lâm sàng trên thang điểm NIHSS của NLR lúc vào viện ở mức độ khá (AUC=0,767; p=0,003 <0,05) với điểm cắt NLR lúc vào viện là 5,1128 với độ nhạy là 75,0% và độ đặc hiệu là 78,6%.
Kết luận: NLR lúc vào viện có mối liên quan với mức độ nặng theo thang điểm Glasgow, NIHSS lúc vào viện và có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao trong việc giúp xác định những bệnh nhân nặng theo thang điểm NIHSS ở bệnh nhân NMN cấp.
Tài liệu tham khảo
Hoàng Khánh và Tôn Thất Trí Dũng (2012): “Tăng huyết áp và tai biến mạch máu não”, Tạp chí Y học thực hành, số 811-812, tr. 23-37.
Trần Quang Thân (2022): “Nghiên cứu tỷ lệ bạch cầu trung tính/lympho trong tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não cấp”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
Nguyễn Đình Toàn và Phạm Thị Thục Anh (2021): “Trị số huyết áp lúc nhập viện và dự hậu bệnh nhân nhồi máu não cấp”, Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, số 41.
Cai W., et al. (2020): “Functional Dynamics of Neutrophils After Ischemic Stroke”, Transl Stroke Res. 11(1), pp. 108-121. DOI: https://doi.org/10.1007/s12975-019-00694-y
Jickling G. C., et al. (2015): “Targeting neutrophils in ischemic stroke: translational insights from experimental studies”, J Cereb Blood Flow Metab. 35(6), pp. 888-901. DOI: https://doi.org/10.1038/jcbfm.2015.45
Kim J., et al. (2012): “Different prognostic value of white blood cell subtypes in patients with acute cerebral infarction”, Atherosclerosis. 222(2), pp. 464-7. DOI: https://doi.org/10.1016/j.atherosclerosis.2012.02.042
Petrone A. B., et al. (2019): “Temporal dynamics of peripheral neutrophil and lymphocytes following acute ischemic stroke”, Neurol Sci. 40(9), pp. 1877-1885. DOI: https://doi.org/10.1007/s10072-019-03919-y
Saini V., Guada L., and Yavagal D. R. (2021): “Global Epidemiology of Stroke and Access to Acute Ischemic Stroke Interventions”, Neurology. 97(20 Suppl 2), pp. S6-S16. DOI: https://doi.org/10.1212/WNL.0000000000012781
Semerano A., et al. (2020): “Leukocyte Counts and Ratios Are Predictive of Stroke Outcome and Hemorrhagic Complications Independently of Infections”, Front Neurol. 11, p. 201. DOI: https://doi.org/10.3389/fneur.2020.00201
Shi J., et al. (2018): “Increase in neutrophils after recombinant tissue plasminogen activator thrombolysis predicts poor functional outcome of ischaemic stroke: a longitudinal study”, Eur J Neurol. 25(4), pp. 687-e45. DOI: https://doi.org/10.1111/ene.13575
Tokgoz S., et al. (2013): “Neutrophil lymphocyte ratio as a predictor of stroke”, Journal of stroke and cerebrovascular diseases : the official journal of National Stroke Association 22(7), pp. 1169–1174. DOI: https://doi.org/10.1016/j.jstrokecerebrovasdis.2013.01.011
Yildirim Irem, Gunes Halit, and Usalan Kursat (2022): “Evaluation of Neutrophil/Lymphocyte and Platelet/Lymphocyte Ratio Values in Patients with Ischemic Stroke in Terms of Disease Severity Based on NIHSS”, Kafkas J Med Sci 12(2), pp. 93–97. DOI: https://doi.org/10.5505/kjms.2022.65625
Ying Yuanlin, et al. (2021): “Neutrophil to Lymphocyte Ratio as a Predictive Biomarker for Stroke Severity and Short Term Prognosis in Acute Ischemic Stroke With Intracranial Atherosclerotic Stenosis”, Front Neurol. DOI: https://doi.org/10.3389/fneur.2021.705949